HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề: Thế giới động vật
Hoạt động có chủ đích:
Vận động âm nhạc: “Chú ếch con”
Nội dung kết hợp:
Trò chơi âm nhạc: “Bé làm nhạc sĩ”
Làm quen chữ viết “Hát theo chữ cái x, s”
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Mục đích yêu cầu:
Vận động âm nhạc:
Trẻ vỗ tay nhịp nhàng theo tiết tấu phối hợp với bài hát
Ngoài cách vỗ tay cơ bản, trẻ còn biết tự nghĩ ra các cách vận động khác nhau trên cơ thể của mình (vỗ lên đùi, vỗ xuống đất, lắc tay…)
Vỗ đều, chính xác với nhạc cụ mà mình lựa chọn
Vận động theo tiết tấu phối hợp ở nhiều tư thế khác nhau: ngồi, nằm, đứng, nhảy…
Thể hiện được tiết tấu phối hợp trên khuôn mặt của mình
Biết bắc chước điệu bộ, dáng đi của các con vật trẻ yêu thích
Biết kết hợp nhiều cách vỗ khác nhau trong một bài hát
Trò chơi âm nhạc:
Trẻ nắm rõ luật chơi, biết tự nghĩ ra các câu hát dựa trên giai điệu ngắn gọn
Giáo dục:
Một số nề nếp học tập: biết đưa tay phát biểu, phụ giúp cô giáo cất dọn đồ dùng…
Chuẩn bị:
Cô
Đàn, máy catset
Thẻ chữ cái x, s
Trẻ
Nhạc cụ: phách tre, gáo dừa, xúc xắc, bộ gõ, nhạc cụ tự tạo
Mũ, nón các con vật
Hướng dẫn hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: trò chơi ổn định: “5 chú ếch”
Cho trẻ nghe tiếng ếch kêu và đoán là tiếng kêu của con gì?
Cô dẫn dắt: có một bài hát gì nói về chú ếch con, bạn nào có thể nhớ tên bài hát đó?
Gọi 1 – 2 trẻ đoán tên bài hát. Sau đó cho cả lớp nhắc lại
HOẠT ĐỘNG 2:
Cô mở nhạc, trẻ hát lại bài hát một lần
Trò chơi: “Hát theo chữ cái”. Khi cô đưa chữ cái nào lên cao, các con hát to theo chữ cái đó, khi cô đưa chữ cái nào xuống thấp, các con hát nhỏ, đưa trước mặt thì hát vừa, khi không đưa chữ cái nào thì hát theo lời
Cho cả lớp chơi 1 – 2 lần
Hỏi trẻ về giai điệu, nhịp điệu bài hát: “Khi con hát bài này con cảm thấy như thế nào? (vui hoặc buồn, nhanh hoặc chậm…)
Với tiết tấu như vậy thì mình nên kết hợp vận động gì cho phù hợp? (gọi trẻ nêu ý tưởng)
Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhay ôn lại tiết tấu phối hợp nhé
Gọi 1 – 2 trẻ thực hiện cách vỗ tay theo tiết tấu phối hợp. Cho cả lớp nhận xét xem bạn thực hiện như thế đúng hay sai?
2. 1. Cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu phối hợp
Cô gợi ý: ngoài cách vỗ tay ra các con còn nghĩ ra các kiểu vận động nào khác trên cơ thể của mình không?
2.2. Trẻ vận động trên cơ thể theo tiết tấu phối hợp
2.3. Chia nhóm, gõ theo nhạc cụ trẻ chọn (phách tre, gáo dừa, trống lắc, nhạc cụ tự tạo)
2.4. Trò chơi “Làm theo nhạc trưởng”
Ngoài tiết tấu phối hợp ra, bài hát này còn kết hợp với tiết tấu nào nữa?
Một bài hát có thể kết hợp nhiều cách vỗ khác nhau, các con thử suy nghĩ và vỗ theo nhiều cách xem có phù hợp hay không, mỗi nhóm sẽ cử ra một bạn làm nhạc trưởng điều khiển nhóm mình cùng hát và vỗ nhé
2.5. Gọi cá nhân (2 – 3 trẻ) thể hiện theo tiết tấu phối hợp trên nét mặt
2.6. Mỗi trẻ chọn một nón, mũ các con vật bắt chước dáng các con vật đó và thể hiện theo bài hát trên
HOẠT ĐỘNG 3:
Trò chơi âm nhạc: “Bé làm nhạc sĩ”
Cô đàn những câu nhạc ngắn
Câu 1: 3 nốt Đồ - Mi – Sol
Câu 2: 4 nốt Fa – Sol – La – Fa
Câu 3: 5 nốt Đồ - Rê – Mi – Rê - Đồ
Yêu cầu trẻ nghe nhạc và sáng tác lợi dựa theo những nốt nhạc đó
Cô chia trẻ làm 2 đội cùng thi đua, nếu đội nào sáng tác được câu nhạc hay, phù hợp nội dung thì đội đó sẽ được thưởng 1 nốt nhạc may mắn (cô có thể gợi ý chủ đề)
Có thể nâng cao yêu cầu: cô cho trẻ một câu ngắn “Mẹ đi chợ, bé đến trường…” yêu cầu trẻ tự nghĩ ra lợi nhạc với câu đó
*Kết thúc:
Cô cùng trẻ vận động theo điệu nhạc nhẹ. Nhận xét và