Trường MG Định Hiệp KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDÂN
Giáo viên: Chủ đề: BẢN THÂN - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi
Lớp: chồi Đề tài:
Ngày soạn : 15/10/2012 + Hát và VĐ“Tay thơm tay ngoan”
Ngày dạy: 19/10/2012 + Nghe hát: Bèo dạt mây trôi
+ Trò chơi: Đoán tên bạn hát
(Loại 3)
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Nhận thức: Trẻ hát và vận động tương đối tốt bài hát: tay thơm tay ngoan, trẻ hát đúng giai điệu, biết chờ nhau khi hát.
2/ Thẩm mĩ: Hát to, rõ lời, cảm nhận giọng hát hát hay, tư thế đẹp khi tham gia hát , vận động cùng cô.
3/ Ngôn ngữ: Trẻ mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến, biết nói tròn câu, mở rộng vốn từ phát triển ngôn ngữ chu trẻ.
4/ Thể lực: Phát triển kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc, giúp phát triển thính giác từ đó đó giúp trẻ phát triển cơ thể toàn diện.
5/ Tình cảm xã hội: Giáo dục trẻ yêu âm nhạc. Biết bảo vệ và giữ gìn cơ thể sạch đẹp.
II/ Chuẩn bị:
Kế hoạch hoạt động
Đàn, máy hát
Tranh: đôi tay của bé.
Trống lắc
III/ Tiến hành:
Ổn định: cô rủ trẻ đến nhà bạn Thỏ chơi (tích hợp hát: “đi xe buýt” giáo dục trẻ không chen lấn xô đẩy bạn, không xả rác khi đi trên xe).
Đến nhà bạn thỏ, Bạn Thỏ tặng cho cả lớp một bài hát.
+ Bạn thỏ hát bài “Tay thơm tay ngoan”cho cả lớp đoán tên bài hát và tên tác giả.
Cô đề nghị cả lớp cùng hát và VĐ lại bài “Tay thơm tay ngoan”(2 lần) cho bạn thỏ xem
Tích hợp hát: “cùng nhau trốn tìm” cho trẻ về đội hình vòng tròn
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: “Tay thơm tay ngoan”(1 lần)
Để bài hát thêm hay thêm sinh động cô cho trẻ kết hợp gỏ phách và nhịp với thanh gỏ
Cho trẻ đọc thơ: “tâm sự của cái mũi”đi vòng tròn lấy thanh gỏ
Cô ra hiệu lệnh cho các bạn nam vào giữa vòng tròn (bạn nam vừa hát vừa vận động còn các bạn nữ vừa hát vừa gỏ theo nhip) (1 lần)
Cô ra hiệu lệnh cho các bạn nữ vào giữa vòng tròn (bạn nữ vừa hát vừa vận động còn các bạn nam vừa hát vừa gỏ theo phách) (1lần)
Cho trẻ chơi trò chơi: “ai nhanh hơn”
Cách chơi: cô để 4 rổ ở các vị trí xung quanh trẻ. Khi cô vổ tay 5 cái thì trẻ phải cất xong thanh gỏ. Bạn nào thực hiện đúng sẽ được cả lớp khen. Bạn nào làm chậm sẽ phải làm theo yêu cầu cả lớp.
Cho trẻ hát và vận động lại bài hát “Tay thơm tay ngoan”1 lần
Các con vừa múa hát bài hát “Tay thơm tay ngoan” vậy trong bài hát có nhắc đến gì?
Cô dẫn trẻ xem tranh bàn tay của bé.
- Tích hợp đọc đồng dao: “dung dăng dung dẻ” đến vị trí xem tranh
- Trong bức tranh vẽ gì?
- Có mấy bàn tay?
- Bàn tay có lợi ích như thế nào? Để bảo vệ bàn tay chúng ta phải như thế nào?
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ (biết rửa tay khi bẩn, không cầm vật quá nóng hoặc quá lạnh, và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng)
* Cho trẻ về lớp tích hợp hát “bàn tay bé ” về đội hình vòng tròn.
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Bèo dạt mây trôi” dân ca quan họ Bắc Ninh
- Cô mở nhạc hát cho trẻ nghe, trẻ nhúng nhảy theo lời bài hát.
- Các con nghe giai điệu bài hát như thế nào?
*Cho trẻ chơi trò chơi: “Nốt nhạc vui”
Cách chơi: Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ đoán xem đó là bài hát gì. Nếu trẻ đoán đúng sẽ được cả lớp khen và cùng cả lớp hát lại bài hát đó. Nếu đoán sai sẽ phải làm theo yêu cầu của lớp.
Cô nhận xét chung
Cả lớp chào tạm biệt bạn Thỏ
Cả lớp hát và vận động bài “tay thơm tay ngoan”
Lớp nghỉ
CM DUYỆT GIÁO VIÊN