Ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo

Thứ năm - 25/08/2011 06:36
Ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình đào tạo
  Print E-mail
 
TS. Nguyễn Kim Dung
Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường  ĐH Sư phạm TPHCM

Bài phát biểu tại Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng vào năm 2006

Công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 (Wiles và Bondi, 2002) và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng công nghệ thông tin. Các giảng viên của nhiều chương trình đạo tạo ở các trường đại học của các nước có nền giáo dục tiên tiến từ lâu đã sử dụng những chức năng của công nghệ vào trong giảng dạy. Bài viết trình bày quan điểm của một nhà nghiên cứu - giảng dạy đại học về vai trò của công nghệ thông tin (đặc biệt là Internet) trong các chương trình đào tạo và đưa ra một số kiến nghị đối với các giảng viên trẻ trong việc ứng dụng vào giảng dạy.

Tình hình sử dụng công nghệ thông tin hiện nay ở các nước

Ở các nước như Hoa Kỳ, Australia, các trường ĐH thường cạnh tranh với nhau trên cở sở các chương trình riêng biệt của mình. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, các khoa kinh tế và một số ngành khác hiện nay đang được xếp hạng trong các khảo sát của các tạp chí chuyên ngành. Các khoa này thiết kế chương trình học chính của mình theo cách tiếp cập hoàn toàn riêng biệt. Sinh viên chọn các chương trình này theo nhu cầu, mục đích và giá trị của mình. Ở các nước này, các trường ĐH có thể thiết kế các chương trình cốt lõi theo triết lý giáo dục nói chung của mình, trong đó có tham khảo các tiêu chuẩn nghề nghiệp của các hiệp hội chuyên môn. Vì các quyết định về triết lý giáo dục của các chương trình học thường do các giảng viên soạn ra, nên các nội dung và ranh giới giữa các môn học rất mềm dẻo và có thể thay đổi cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và môi trường giáo dục, hoặc ít nhất để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Để làm được việc này, vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng.

Hãy lấy một ví dụ về vai trò của người lãnh đạo trong việc đưa công nghệ thông tin vào các trường ĐH từ những năm đầu tiên. Vào năm 1998, Bà Sandra Weiss, chủ tịch của Hội đồng Khoa học hệ thống các trường đại học Hoa Kỳ gởi thư cho các giảng viên của Trường ĐH California đề nghị các giảng viên thảo luận về việc kết nối các môn học lại với nhau nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thể theo học một chương trình đào tạo được cấp bằng bởi nhiều trường hoặc nhiều khoa trong một trường. Bà Weiss cho việc kết nối các khóa học lại với nhau là quan trọng "chúng ta đang ở trong một thời đại mà mỗi trường đại học là thành viên của một cộng đồng chuyên môn lớn hơn - làng chuyên môn toàn cầu" (Agre, 1999). Công nghệ thông tin có thể giúp các trường ĐH làm được điều này. Trong bài phát biểu của mình, bà Weiss giải thích rằng vi s giúp đ của công nghệ thông tin, các khóa học nên được thiết kế theo các bước sau đây: 1) xác định nội dung trùng hợp của nhiều khóa học mà các trường hoặc các khóa đào tạo trong cùng một trường nghĩ rằng có thể chuyển đổi được; 2) thiết kế các chương trình học đó theo hướng linh hoạt; 3) thảo luận cách chuyển tải các chương trình học của các khóa học đó thiên về hướng s dụng các ng dụng của công nghệ thông tin trong việc chuyển tải nhằm có thể thay thế cách học truyền thống (chỉ có học trong lớp với thầy và trò).

Sau khi yêu cầu về việc liên kết các khóa học này được đưa ra, các trường đại học Hoa Kỳ, để phục vụ cho mục đích liên kết này, đã sử dụng công nghệ nhằm đáp ứng hiệu quả nhất. Vấn đề được đặt ra là: vì sao phải sử dụng công nghệ thông tin? Không có các ứng dụng này, giáo dục đại học vẫn được xem là chất lượng trong nhiều thế kỷ qua.

Vì sao phải sử dụng công nghệ thông tin?

Hệ thống máy tính truyền thống được thiết kế nhằm chuẩn mực hóa theo tính bản thể học. Nói rõ hơn, khi bắt đầu viết một chương trình máy tính, chúng ta phải xác định bản thể mà chương trình học cần phải thể hiện được, hay theo các thuật ngữ kỹ thuật - mô hình dữ liệu (Simsion 1994), trong đó xác định nguồn nhân lực, chức danh, bộ môn, các khóa học, các môn học chính và qui trình đánh giá cho điểm. Chương trình học lúc đó được thiết kế và vận hành có hiệu quả chỉ khi tất cả những gì mà chương trình đào tạo phải có được xác định và hiện diện. 

Tất nhiên, việc chuẩn mực hóa theo tính bản thể học không bao hàm việc liên kết các khóa học lại với nhau. Các trường ĐH có thể chuẩn mực hóa để có thể sử dụng các phần mềm hiệu quả hay đào tạo đội ngũ của mình một cách tiết kiệm và khả thi nhất mà không cần phải chuẩn mực hóa nội dung của các khóa học của mình. Sách giáo khoa, ví dụ, có thể được nhiều trường cho là một trong những cách để thực hiện việc chuẩn mực hóa này, tuy nhiên, với công nghệ thông tin, cơ hội chuẩn mực hóa nội dung giảng dạy sẽ nhiều hơn rất nhiều.

Vấn đề hiện nay không phải là sử dụng công nghệ thông tin hay không, mà là sử dụng như thế nào? Vì các trường ĐH quyết định sẽ sử dụng, do đó, các trường phải đối mặt với các lựa chọn quan trọng. Ở các nước, trước khi công nghệ thông tin trở nên phổ biết, việc phân cấp giáo dục và tính đa dạng được khuyến khích bằng cách hạn chế thế giới vật chất. Các trường ĐH nằm cách xa nhau về mặt địa lý và khó có khả năng cho sinh viên có thể chuyển đổi nơi học và thực tập, và do đó, mỗi trường ĐH có con đường và lãnh địa riêng của mình. Hiện nay, tình hình đã không còn như vậy nữa. Với công nghệ thông tin, trái đất chúng ta đã trở nên nhỏ bé và gần gũi hơn.

Công nghệ thông tin, cụ thể là Internet, được tạo ra đầu tiên nhằm mục đích quân sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào GD. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vào GD ĐH đòi hỏi một con đường khác. Nhằm có thể sử dụng một cách hiệu quả, các nhà GD có thể phải tái sáng tạo và thuyết phục được mục đích của nó là nhằm xác định bản thể học, chuẩn hóa nội dung, kỹ năng và đáp ứng được các thành tố chương trình học một cách tổng thế. Hoặc ít nhất, các nhà GD cũng phải sử dụng và đo lường được các kết quả có thể có của từng tiêu chuẩn. Các chuẩn mực này, ví dụ như các qui trình tài chính của trường đại học, có thể không có tác động lớn đến GD. Các chuẩn mực khác có thể phải cần được thiết kế cẩn thận nhằm đạt được các lợi ích trong quá trình điều hành mà không làm ảnh hưởng đến văn hóa chung (Hanseth, Monteiro, & Hatling 1996). Một số chuẩn mực khác có thể làm ảnh hưởng đến các mục đích xã hội của nhà trường và chúng đòi hỏi sự cẩn thận trong từng khâu thiết kế. Với sự giúp đỡ của CNTT, chúng ta có thể giới hạn các yếu điểm đó và có thể thực hiện công việc của chúng ta hiệu quả hơn. CNTT được sử dụng nhằm phục vụ cho các mục đích của con người, nhưng sự quá tải của CNTT là điều mà chúng ta phải lựa chọn cẩn thận trong việc ứng dụng để chúng ta không phải hy sinh đi những gì thuộc về ‘con người' trong đó.

Tình hình sử dụng công nghệ thông tin hiện nay ở các nước và trong các trường ĐH Việt Nam

Phần lớn các trường ĐH Việt Nam hiện nay đang vận hành một cách riêng rẽít có sự cạnh tranh do đặc thù là các trường vốn có truyền thống lâu đời là các trường đơn ngành. Hiện nay, với sự xuất hiện của các trường mới, đặc biệt là các trường quốc gia và trường vùng đa ngành, các trường dân lập, tình hình có khác hơn. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi khi tham gia tư vấn tự đánh giá cho 20 trường ĐH đầu tiên của Việt Nam, việc sử dụng công nghiện thông tin vào xây dựng chương trình học cũng như giảng dạy của các trường còn rất nhiều hạn chế mà lý do chủ yếu là chưa có các chính sách hiệu quả và chưa có sự đồng tâm từ phía các giảng viên.

Thử đặt ra câu hỏi: IT có thể cải tiến được chất lượng của giáo dục đại học không? Tất nhiên, IT không thể một mình có thể làm nên tất cả chất lượng, tuy nhiên, quan trọng nhất là những lựa chọn mà chúng ta phải có để ứng dụng IT vào nhằm nâng cao chất lượng GD ĐH.

Các công dụng của Internet

Có thể liệt kê một số công dụng của Internet trong giảng dạy và học tập đại học như sau:

  1. Giảng viên có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, sinh viên, cấp trên và các đối tượng với nhau bằng email;
  2. Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu;
  3. Việc học của sinh viên có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của giảng viên bằng cách trao đổi trực tiếp với giảng viên mà không ngại bị đánh giá;
  4. Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho sinh viên các kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung;
  5. Việc truy cập Internet cũng tạo cho giảng viên và sinh viên niềm say mê, hứng thú trong học tập và giảng dạy, giúp cho họ có them động cơ học tập;
  6. Sinh viên có thể chủ động trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình và có thể mở rộng hoặc giới hạn mối quan tâm của mình;
  7. Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp sinh viên thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập;
  8. Giảng viên có thể liên kết nhiều ngành, kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một bài giảng có sử dụng Internet;
  9. Sinh viên có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể thực hiện việc học tập của mình.

 

Như vậy, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong GDĐH. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả, cần tận dụng các thế mạnh và ưu điểm nổi bật của CNTT và tránh những hiệu ứng ngược của nó. Sau đây là một số đề nghị cho nhà trường và các giảng viên trẻ trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy.

Các đề nghị về việc ứng dụng có thể giúp nâng cao chất lượng đào tạo

  1.  Đưa những qui định về hệ thống liên lạc và thông báo lên mạng email và thông báo của nhà trường;
  2. Xây dựng phầm mềm dạy học các môn học trên đĩa CD - ROM phục vụ cho việc tự động học trên máy tính;
  3. Xây dựng bài giảng điện tử tạo Web- site trên mạng phục vụ dạy học trực tuyến;
  4. Mô phỏng các thí nghiệm ảo, phòng thí nghiệm ảo, phòng thực hành ảo trên máy tính phục vụ học tập;
  5. Thiết kế bài giảng điện tử bằng các phần mềm mô phỏng trên máy tính nhằm hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy truyền thống;
  6. Trong tương lai, có thể ứng dụng Công nghệ hội tụ đa phương tiện (Multimedia convergence technology) xây dựng trạm học tập tương tác, lớp học ảo, xây dựng mạng trực tuyến (Training-on-line) huấn luyện từ xa qua mạng máy tính;

 

Tài liệu tham khảo

Agre, E. (1999). Information technology in higher education: The "Global Academic Village" and intellectual standardization. The Horizon 7(5): 8-11.

Hanseth, O., Monteiro, E., & Hatling, M. (1996). Developing information infrastructure: The tension between standardization and flexibility. Science, Technology, and Human Values 21(4): 407-426.

Hawkins, B. L. (1999) Distributed learning and institutional restructuring. Educom Review 34(4): 12-15, 42-44.

Powell, W. W., & DiMaggio, P. J. (Eds.). (1991). The New Institutionalism in Organizational Analysis. Chicago: University of Chicago Press.

Shapiro, S. & Varian H. (1998). Information Rules: A Strategic Guide to the Network Economy. Boston: Harvard Business School Press.

Simsion, G. C. (1994). Data Modeling Essentials: Analysis, Design, and Innovation. New York: Van Nostrand Reinhold.

Weiss S. (1998, May). Notes from the chair. Notice. (David Krogh, Editor; University of California Academic Senate; University of California Office of the President; 1111 Franklin Street, 12th floor; Oakland, CA 94607; USA. On the Web at <http://www.ucop.edu/senate/notice/my8notc.pdf>.)

Wiles, J. và Joseph Bondi (2002). Development the Curriculum: A Guide to Practice. New york: Prentice Hall.

Tác giả: Lê Minh Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bản đồ vị trí
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay9,087
  • Tháng hiện tại203,917
  • Tổng lượt truy cập7,949,041
Tỉnh Bình Dương
Huyện Dầu Tiếng
logo-4
logo-1
logo-2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi